Ban hành quy định về phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

Ngày 03 tháng 10 năm 2022, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Ban hành quy định về phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

Theo Thông tư 15, trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Chủ đầu tư các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Trên cơ sở tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quyền thuê tư vấn thực hiện lựa chọn bộ thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời chuẩn theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và Nhà máy điện gió chuẩn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.

3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển theo quy định tại Điều 11 Thông tư này gửi Cục Điều tiết điện lực thẩm định.

4. Trình tự thẩm định khung giá phát điện:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.

c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này.

d) Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.

Hội đồng tư vấn có tối đa 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký, đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực phát điện.

5. Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện quy định tại khoản 4 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực.

Nguồn: www.erea.gov.vn

Năng Lượng Tái Tạo

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Tập đoàn Ørsted và Tập đoàn T&T Group đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam do hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và Đan Mạch là T&T Group và Ørsted khởi xướng và tổ chức.

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Những tin vui cho các nhà khoa học được mô tả trong bài báo có nhan đề “Lò phản ứng nhiệt hạch Tokamak: Một dự án khoa học lớn với những đặc điểm độc đáo”.

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng, nhất là khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phát triển bùng nổ đã xuất hiện tỷ lệ hai nguồn này tăng vọt, vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống điện. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập tới chủ đề này, với một số kinh nghiệm xử lý ở California, Mỹ và một vài quốc gia khác trên thế giới.