Tập đoàn CIP: Đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Là một trong những nhà đầu tư lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partner (CIP) kỳ vọng lớn vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn.

Tập đoàn CIP: Đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Tỉnh Bình Thuận đang là một trong những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi do tỉnh có nguồn gió với vận tốc lớn và độ sâu đáy biển tương đối nông, phù hợp để phát triển ngành.

Một trong những nhà đầu tư và phát triển dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đến từ Đan Mạch là CIP đang tiếp tục nỗ lực và tâm huyết cam kết hỗ trợ lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại miền Bắc và miền Nam tại Việt Nam trong đó có dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận.

Hiện tại, CIP đang là nhà đầu tư chính của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận.

CIP và Dự án La Gàn chính thức nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Bình Thuận và các lãnh đạo cấp cao thông qua Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa CIP, hai đối tác trong nước và UBND tỉnh Bình Thuận vào năm 2020 để phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn có tổng công suất 3.5 GW với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 10.5 tỉ đô la Mỹ.

Dự án sẽ tạo ra một khoản đầu tư kinh tế rất lớn cả trong khu vực và quốc gia bên cạnh việc tạo ra rất nhiều việc làm tiềm năng tại tỉnh và các khu vực khác. Lễ ký kết diễn ra tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam năm 2020 với sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo cấp cao thuộc các cơ quan bộ ban ngành Trung ương và cộng đồng doanh nghiệp.

Copenhagen Infrastrcture Partners và công ty liên kết Copenhagen Offshore Partners (COP) vẫn đang thực hiện các chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển của dự án La Gàn trong khi chờ đợi các cơ chế, quyết định và chính sách phù hợp. CIP và COP cũng đã thực hiện nhiều hoạt động chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại nhiều diễn đàn, hội thảo về năng lượng và phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như đồng hành, hỗ trợ tỉnh Bình Thuận thông qua một số chương trình từ thiện như: “Tiếp bước cho em đến trường”, “Con nuôi đồn biên phòng” và tặng quà hỗ trợ gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trong năm vừa qua.

CIP và COP sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bình Thuận để phát triển dự án một cách bền vững và mong muốn thông qua dự án điện gió La Gàn đóng góp mạnh mẽ vào ngành điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo tại tỉnh Bình Thuận trong những năm tiếp theo.

Việt Anh
congthuong.vn

Năng Lượng Tái Tạo

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Tập đoàn Ørsted và Tập đoàn T&T Group đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam do hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và Đan Mạch là T&T Group và Ørsted khởi xướng và tổ chức.

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Những tin vui cho các nhà khoa học được mô tả trong bài báo có nhan đề “Lò phản ứng nhiệt hạch Tokamak: Một dự án khoa học lớn với những đặc điểm độc đáo”.

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng, nhất là khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phát triển bùng nổ đã xuất hiện tỷ lệ hai nguồn này tăng vọt, vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống điện. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập tới chủ đề này, với một số kinh nghiệm xử lý ở California, Mỹ và một vài quốc gia khác trên thế giới.