Việt Nam đẩy mạnh triển khai dự án điện gió ngoài khơi để xuất sang Singapore

Thủ tướng ủng hộ doanh nghiệp Singapore hợp tác cùng phía Việt Nam thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore.

Việt Nam đẩy mạnh triển khai dự án điện gió ngoài khơi để xuất sang Singapore

Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành hai nước chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa PTSC và Sembcorp Utilities trong phát triển dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore (Ảnh VGP)

Sáng ngày 10/2, trong chương trình chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tow Heng Tan, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sembcorp và chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác phát triển chung giữa Sembcorp và đối tác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore.

Sembcorp đầu tư vào Việt Nam thông qua Sembcorp Development (SCD) trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản… và Sembcorp Utilities (SCU) trong lĩnh vực năng lượng.

Liên danh SCD và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) đã thành lập Công ty Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) để triển khai các dự án VSIP. Hiện có 12 VSIP hiện diện tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam, đã đi vào hoạt động với tỉ lệ lấp đầy cao (khoảng 83,2%), thu hút được 17,6 tỷ USD tổng vốn đầu tư cho khoảng 900 dự án, tạo việc làm cho gần 300.000 lao động.

Trong khi đó, SCU đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều pháp nhân như Công ty Điện lực Phú Mỹ 3; Sembcorp Energy Việt Nam và Sembcorp Solar Vietnam…

Lãnh đạo Sembcorp khẳng định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam, mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ và nhận được sự ủng hộ trong triển khai thực hiện dự án VSIP và các dự án năng lượng tái tạo; nêu một số kiến nghị liên quan tới sửa đổi, điều chỉnh Luật Đất đai.

Sembcorp Industries (1998) là tập đoàn có vốn sở hữu của Chính phủ của Singapore chuyên cung cấp giải pháp về chuyển đổi năng lượng và phát triển đô thị trên toàn cầu. Đến nay, Sembcorp đã đầu tư vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ, nhưng hoạt động đầu tư vẫn chủ yếu tập trung tại châu Á. Năm 2021, Sembcorp đạt doanh thu khoảng 5,7 tỷ USD, lợi nhuận đạt 345 triệu USD với hơn 5.000 nhân viên.

Chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác phát triển chung giữa Sembcorp và đối tác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ Tập đoàn triển khai các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó có kế hoạch hợp tác giữa Sembcorp và Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) nhằm thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore. Hiện Việt Nam và Singapore đang thảo luận kế hoạch xây dựng đường tải điện qua Biển Đông trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thủ tướng cũng đề nghị Sembcorp đóng góp ý kiến qua các kênh trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai. Hiện Luật Đất đai đang được xem xét sửa đổi trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, người dân và doanh nghiệp.

PV
congthuong.vn

Năng Lượng Tái Tạo

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Tập đoàn Ørsted và Tập đoàn T&T Group đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam do hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và Đan Mạch là T&T Group và Ørsted khởi xướng và tổ chức.

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng của tương lai

Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Những tin vui cho các nhà khoa học được mô tả trong bài báo có nhan đề “Lò phản ứng nhiệt hạch Tokamak: Một dự án khoa học lớn với những đặc điểm độc đáo”.

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng, nhất là khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phát triển bùng nổ đã xuất hiện tỷ lệ hai nguồn này tăng vọt, vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống điện. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập tới chủ đề này, với một số kinh nghiệm xử lý ở California, Mỹ và một vài quốc gia khác trên thế giới.