TƯ VẤN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÁO CÁO PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 06/2022/NĐ-CP
Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã trở thành chủ đề chính yếu trong phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng như khách hàng (nhãn hàng, người tiêu dùng) ngày càng hướng đến các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về hiệu quả năng lượng và phát thải khí nhà kính (KNK).
Thủ tướng khẳng định thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Ảnh: baochinhphu.vn)
Các công ty phải có khả năng nắm bắt và quản lý rủi ro liên quan đến KNK của mình để đảm bảo thành công lâu dài trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, đồng thời để chuẩn bị tốt cho việc đáp ứng các chính sách khí hậu của nhãn hàng, quốc gia hoặc khu vực. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow. Hiệp ước được công bố trên website của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) thừa nhận mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,50C đòi hỏi lượng khí nhà kính toàn cầu phải giảm một cách nhanh chóng, trong đó lượng phát thải CO2 phải giảm 45%, CH4 phải giảm 30% vào năm 2030 so với mức của năm 2010 và nhằm đạt trung hòa cacbon (net zero) vào năm 2050, các khí nhà kính (KNK) khác cũng cần phải được giảm sâu.
“Mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính (KNK) mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050″ – Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu cam kết của Việt Nam tại COP26.Vậy Kiểm kê Khí nhà kính (KNK) là gì? Thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) như thế nào? Và trách nhiệm của cơ sở thuộc danh mục, lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) ra sao theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP?
1. Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là gì?
Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Tại sao cần phải kiểm kê khí nhà kính (KNK)?
Theo quy định của pháp luật:
Ngày 18/1/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Theo đó, có sáu lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông- lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Đó là:
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Danh sách các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính xem tại Phụ lục II-III-IV-V theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg theo link sau:
Theo yêu cầu của khách hàng
Kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp được thúc đẩy chủ yếu từ các nhãn hàng thông qua việc áp dụng các chương trình/công cụ quản lý:
- Tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức (đã có bản cập nhật ISO 14064-1:2018).
- Chỉ số Higg Index (Higg FEM 3.0)
- Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu Global Recycled Standard (GRS 4.0) của Textile Exchange
- Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0)
Các chương trình/công cụ quản lý có quy định về thực hiện kiểm kê khí nhà kính
3. Thực hiện kiểm kê như thế nào?
4. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP
Các cơ sở phát thải khí nhà kính nằm trong danh mục quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ các nhãn hàng có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP đến năm 2030.
Các mốc thời gian doanh nghiệp cần theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan Kiểm kê khí nhà kính quy định trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP
Theo http://enerteam.org/