8 Giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình, góp phần giảm khí thải CO2 ra môi trường. Sau đây là 8 giải pháp:

8 Giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng

Đối với đồ gia dụng:

1. Tăng nhiệt độ của tủ lạnh

Tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện so với tất cả các đồ gia dụng trong gia đình. Đảm bảo công tắc chế độ tiết kiệm điện luôn được bật;

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh nên để từ 1 – 9 độ C vì mỗi khi giảm xuống 10 độ, tủ sẽ tiêu thụ thêm 25% điện năng. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo sạch sẽ và khít, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tăng hiệu năng sử dụng. Dùng hộp thực phẩm kim loại hay hộp nhựa cũng giúp rút ngắn thời gian làm lạnh, giảm hao tốn điện năng;

Lưu ý không đóng mở tủ lạnh thường xuyên vì sẽ làm hơi lạnh thoát ra ngoài, tiêu tốn thêm điện năng.

2. Máy giặt

Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, không để chế độ giặt nước nóng;

Việc này sẽ giúp giảm được khoảng 227 kg khí CO2 đối với loại máy dùng điện để đun nóng nước và 68 kg CO2 đối với loại đun nước bằng ga.

3. Máy rửa bát

Sử dụng máy rửa chén có thể giúp người sử dụng tiết kiệm khoảng 5.000 lít nước và 230 giờ mỗi năm so với việc rửa chén bằng tay;

Đảm bảo khi rửa bát bằng máy, bát đũa phải được xếp đầy trong giá đựng;

Bạn có thể tắt chế độ sấy bát đũa để bát đũa khô tự nhiên. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm 20% lượng điện tiêu thụ cho máy rửa bát.

4. Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng

Thay vì đặt nhiệt độ là 600C thì hãy đặt 500C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2 phát thải.

5. Thay thế sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ;

Nên chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Ví dụ, máy giặt lồng ngang có thể tiết kiệm 60% đến 70% lượng nước sử dụng so với máy lồng đứng; thay thế bóng đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt bằng đèn LED.

 

Đối với hệ thống sưởi và làm mát:

6. Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa

Chỉ cần giảm 2 độ của máy sưởi trong mùa đông cũng sẽ giúp giảm được 6% lượng CO2 phát thải, tương đương 191 kg CO2.

7. Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc

Năng lượng bị thất thoát khi điều hòa và máy sưởi phải làm việc qua một màng lọc bị dính đầy bụi. Việc làm sạch tấm lọc sẽ giúp tiết kiệm 5% năng lượng và giảm phát thải 80 kg CO2.

 

8. Vệ sinh quạt

Sau một thời gian sử dụng cánh quạt, lồng quạt bám đầy bụi bẩn sẽ làm giảm hiệu năng và thất thoát năng lượng khi sử dụng. Việc làm sạch sẽ tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra

Nên tận dụng ánh sáng, gió tự nhiên để tiết kiệm điện;

Tắt điện khi không sử dụng;

Trồng nhiều cây xanh; ...