Tủ điện - TMC

Gồm: Tủ điện Hạ thế, Tủ điện Phân phối, Tủ ATS, Tủ tụ bù, Tủ điện Chiếu sáng, Vỏ tủ điện,...

Tủ điện - TMC

I. Tủ điện hạ thế
Tủ điện là gì?
Tủ điện là thành phần chính trong hệ thống phân phối điện được lắp đặt sau trạm biến áp trong các nhà máy, công trình. Tủ điện chứa các thiết bị điện như máy cắt ACB, rơ le, biến tần, PLC,... có chức năng bảo vệ, giám sát, phân phối điện và điều khiển máy móc công nghiệp, hệ thống chiếu sáng, điều hòa, các thiết bị dân dụng,...
Tủ điện
Tủ điện tổng - giám sát, phân phối điện, bù công suất phản kháng

Theo tiêu chuẩn phân loại nguồn điện trong truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam đưa ra năm 2010, EVN quy ước: Nguồn điện lưới cao thế có 4 mức (66kV, 110kV, 220kV và 500kV), trung thế có 2 mức (22kV, 35 kV) và hạ thế có 1 mức 0,4kV. Nguồn điện từ các nhà máy phát điện phân bổ đến các vùng tiêu thụ điện như: thành phố, các khu công nghiệp… trên các đường dây cao thế hay trung thế, nhưng để sử dụng được thì phải qua các trạm hạ thế để biến thành nguồn chuẩn (1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC, tần số 50Hz). Đặt ngay sau các trạm hạ thế là các Tủ điện phân phối hạ thế có chức năng chính là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Trong dân dụng cũng như trong công nghiệp đều sử dụng nguồn điện chuẩn sau các trạm hạ thế này, các tủ điện lắp sau trạm đều gọi là Tủ điện hạ thế.
Tủ điện được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp IEC60439-1 hay còn được gọi là Tủ điện công nghiệp.

Các loại Tủ điện hạ thế:

1. Nhóm Tủ điện phân phối
Nhóm Tủ điện phân phối hạ thế bao gồm Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard), Tủ điện phân phối DB (Distribution Board), Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches), Tủ điện bù công suất cosφ, Tủ điện hòa đồng bộ. Chức năng chính của nhóm tủ điện hạ thế này là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.

Tụ điện phân phối tổng
Tủ điện phân phối tổng
Tủ điện phân phối tổng

Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Nó được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối DB, tủ điện chức năng.
Tủ điện tổng thường có kích thước lớn, bao gồm các thiết bị: Máy cắt ACB, Aptomat MCCB, Aptomat MCB, Đồng hồ đo Volt, Ampe, Đồng hồ đo đa chức năng, Đèn báo pha, Công tơ điện, Chống sét van / chống sét lan truyền.
Tủ điện tổng được đấu nối trực tiếp với nguồn từ trạm biến áp. Từ tủ tổng nguồn điện sẽ được chia tới các tủ điện chức năng như tủ phân phối các tầng / xưởng sản xuất, tủ điều khiển, tủ tụ bù, tủ chiếu sáng, tủ điều hòa, tủ phòng cháy,...

Tủ điện phân phối DB
Tủ điện phân phối DB
Tủ điện phân phối DB

Tủ phân phối DB thường có kích thước nhỏ hoặc trung bình, bao gồm các thiết bị như Aptomat MCCB, MCB, Đèn báo pha, Đồng hồ đo.
Tủ phân phối DB được cấp nguồn từ tủ phân phối tổng để cấp trực tiếp đến các thiết bị như đèn chiếu sáng, motor, các phòng chức năng.

Tủ điện ATS
Tủ điện ATS
Tủ điện ATS

Tủ điện ATS hay còn gọi là tủ chuyển nguồn tự động. Chức năng tủ ATS là chuyển từ nguồn chính sang nguồn phụ khi phát hiện nguồn chính bị ngắt điện. Nguồn chính là nguồn điện lưới mặc định, nguồn phụ thông thường là từ máy phát điện dự phòng.
Thiết bị chính của tủ ATS là bộ chuyển nguồn tự động ATS và bộ điều khiển ATS. Ngoài ra tủ ATS có thể lắp thêm đồng hồ đo Volt, Ampe để giám sát.

Tủ điện bù công suất cosφ
Tủ điện tụ bù công suất phản kháng
Tủ điện bù công suất phản kháng

Tủ điện bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, nó thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật của các tầng, phòng kỹ thuật của các thiết bị và tại khu vực trạm máy biến áp hay các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,...

2. Nhóm Tủ điện điều khiển
Nhóm Tủ điện điều khiển gồm có Tủ điện điều khiển động cơ/máy bơm, Tủ điện điều khiển chiếu sáng, Tủ biến tần, Tủ điện điều khiển khả trình (PLC)… Chức năng của nó là điều khiển các thiết bị phụ tải theo 1 quy trình cụ thể, nó có thể đứng độc lập hay đi kèm với các tủ điện động lực.

Tủ điện điều khiển động cơ MCC
Tủ điện điều khiển động cơ
Tủ điện điều khiển động cơ MCC

Tủ điện điều khiển động cơ dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm,...
Tủ điện điều khiển có nhiều loại tùy theo phương pháp điều khiển / khởi động động cơ:
- Tủ khởi động trực tiếp: sử dụng contactor để cấp nguồn trực tiếp cho động cơ. Tủ thường có thêm chức năng bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt và bảo vệ mất pha.
- Tủ khởi động sao - tam giác: sử dụng 3 contactor đấu nối theo sơ đồ sao - tam giác. Giai đoạn khởi động thì động cơ được đấu nối theo hình sao, điện áp đặt vào cuộn dây thấp hơn so với sơ đồ hình tam giác do đó giảm một phần dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp.
- Tủ khởi động mềm: Bộ khởi động mềm hoạt động theo nguyên lý tăng dần điện áp cấp cho động cơ giúp cho động cơ khởi động ổn định, không bị tăng dòng khởi động.
- Tủ biến tần: Sử dụng  để điều khiển động cơ là giải pháp ưu việt nhất nhưng cũng có chi phí cao nhất trong các phương ánbiến tần trên. Tủ biến tần khởi động động cơ một cách ổn định, thay đổi tốc độ động cơ, thay đổi chiều quay, cho phép cài đặt nhiều chế độ hoạt động, bảo vệ quá tải, quá áp, mất pha,... Đặc biệt biến tần giúp tiết kiện điện năng cho động cơ.

Tủ điện điều khiển chiếu sáng
Tủ điện chiếu sáng
Tủ điện chiếu sáng

Tủ điện điều khiển chiếu sáng dùng để cấp nguồn và điều khiển hệ thống chiếu sáng đèn đường, chiếu sáng sân vườn, khu đô thị. Tủ điện chiếu sáng thường có chức năng tăng giảm độ sáng hoặc bật tắt xen kẽ các bóng để giảm độ sáng và tiết kiệm điện năng.
- Tủ điện chiếu sáng Timer: đây là phương pháp lắp ráp đơn giản nhất. Timer cho phép đặt 2 khoảng thời gian bật - tắt trong ngày. Sử dụng 2 Timer sẽ cho phép bật tắt xen kẽ các bóng hoặc thay đổi độ sáng.
- Tủ điện chiếu sáng PLC: Sử dụng bộ lập trình PLC có thể cài đặt được nhiều chương trình hoạt động phức tạp và nhiều lộ điều khiển so với Timer.

II. Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện phân phối được chia thành 2 loại là Tủ điện phân phối tổng (MSB) và Tủ điện phân phối (DB).

1. Tủ điện phân phối tổng (MSB)
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối MSB

Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

Ứng dụng:
Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay… Nó được đăt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB). 

2. Tủ điện phân phối (DB)
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối DB

Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) là tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Vị trí của tủ DB thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc...). Nó là loại tủ điện nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù...

Ứng dụng:
Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…

III. Tủ ATS
Chức năng chính của Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches) là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,… Tủ ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng và khi nguồn chính phục hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại. Thời gian chuyển nguồn dự phòng có thể đặt được trong khoảng 5 ÷ 10s, khi điện lưới phục hồi, tủ ATS chờ một khoảng thời gian 10 ÷ 30s để xác định sự ổn định của nguồn lưới. Tủ ATS có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.
Tủ ATS
Tủ ATS

Tủ ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với Máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. Tủ ATS được thiết kế để đảm bảo các thiết bị đóng cắt như ACB/MCCB có sự ràng buộc với nhau đảm bảo vận hành an toàn. Có khả năng tích hợp với hệ thống tủ phân phối tổng MSB và tủ bù công suất để nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống có nhiều nguồn, nhiều máy phát, để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải quan trọng.
Tủ ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC của các hãng như: Siemens, Mitsubishi…

Ứng dụng:
Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột. 

IV. Tủ tụ bù
Tủ điện tụ bù công suất phản kháng thông thường bao gồm các tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Người sử dụng sẽ giảm hoặc không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo quy định của ngành Điện Lực.
Tủ điện tụ bù công suất phản kháng, tủ bù cos phi trong nhà, ngoài trời
Tủ tụ bù công suất phản kháng, tủ bù cos phi

Tủ tụ bù được dùng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, sử dụng các Contactor để thay đổi số lượng tụ bù vào vận hành, quá trình thay đổi này có thể điều khiển bằng chế độ tự động hoặc bằng tay. Hiện nay, Tủ tụ bù thường sử dụng 2 loại Tụ bù điện là tụ dầu và tụ khô. Tụ bù được chia thành nhiều loại dung lượng khác nhau, phổ biến từ 5 ÷ 50 kVAr. Ngoài thành phần chính là Tụ bù điện, tủ tụ bù còn có thể được lắp thêm cuộn khánh lọc sóng hài để tăng tính ổn định của hệ thống điện và bảo vệ tụ điện. Các cuộn kháng lọc sóng hài được chế tạo phù hợp với tính chất sóng hài của mạng điện gồm các loại cuộn kháng 6%, 7%, 14%.
Khi vận hành ở chế độ tự động, Bộ điều khiển trung tâm của tủ sẽ tự động nhận biết lượng công suất cần bù để đưa tín hiệu đóng cắt các tụ bù hòa vào hệ thống lưới điện, có khoảng từ 4 ÷ 14 cấp, mỗi cấp sẽ ghép với 01 thiết bị đóng cắt Contactor.
Nguyên lý hoạt động của Tủ tụ bù là đo độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện nếu nó nhỏ hơn giá trị cài đặt (thường là 0.95) để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt. Tủ tụ bù có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời, có thể hoạt động kết hợp với tủ phân phối tổng MSB hay lắp đặt độc lập. Bộ điều khiển tụ bù được lập trình thông minh để tối ưu quá trình đóng cắt các tụ bù phù hợp với nhu cầu cụ thể của các ứng dụng. Có các phương thức và phương pháp bù như: bù nền, bù ứng động, bù tập trung, bù theo nhóm, bù riêng…

Ứng dụng:
Tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..

Tủ tụ bù do Dtech thiết kế và lắp ráp:
STT

Qb (kVAr)

Số cấpBĐKTụ bùMô tả
1303, 4SK, Mikro

Elco

 

Epcos

 

Samwha

 

Mikro

 

Shizuki

 

Ducati

 

Enerlux

 

Nuintek

 

Tủ tụ bù công suất phản kháng 3 pha

 - Điện áp: 380 ÷ 440V

 - Tần số: 50/60Hz

 - Tự động tính toán dung lượng cần bù để đóng cắt tụ bù hợp lý đảm bảo hệ số công suất dao động gần ngưỡng cài đặt (cosφ = 0.95)

 - Các cấp tụ bù được đóng cắt luân phiên nhằm nâng cao tuổi thọ của tụ bù và thiết bị đóng cắt

 - Đèn báo pha Xanh - Đỏ - Vàng

 - Cầu chì bảo vệ

 - Aptomat LS / Theo yêu cầu

 - Contactor LS / Theo yêu cầu

 - Tủ 2 lớp cánh bằng thép sơn tĩnh điện, mặt kính, có chân đế, tủ trong nhà, đặt trên sàn / tủ ngoài trời, chống nước mưa

 

 Tùy chọn:

 - Đồng hồ Volt, Ampe

 - Chuyển mạch Volt, Ampe đo 3 pha

 - Quạt làm mát

 - Còi báo sự cố

 - Cuộn kháng lọc sóng hài

 

 Kích thước:

 - C800xR500xS350xD1.0mm

 - C1000xR650xS400xD1.2mm

 - C1200xR750xS400xD1.2mm

 - C1500xR900xS500xD1.5mm

 - C1800xR1000xS800xD2.0mm

 - Theo yêu cầu

240SK, Mikro
3504, 5 SK, Mikro
4604, 5 SK, Mikro
5804, 5SK, Mikro
6906SK, Mikro
71005SK, Mikro
81206SK, Mikro
91406, 7Mikro
101506, 7Mikro
111608Mikro
121806, 7, 8Mikro
132006, 7, 8Mikro
142107Mikro
152408Mikro
162807, 8Mikro

Elco

 

Epcos

 

Samwha

 

Mikro

 

Shizuki

 

Ducati

 

Enerlux

 

Nuintek

 

173008, 10Mikro
183208, 10Mikro
193508, 10Mikro
204008, 10Mikro
214509, 10Mikro
2250010, 12Mikro
2360010, 12Mikro
2470012, 14Mikro
2580012, 14Mikro
2690012, 14Mikro
27100012, 14Mikro

Tủ bù tự động giá rẻ TBK-A:
Tủ tụ bù giá rẻ
Tủ điện tụ bù TBK-A công suất từ 20kVAr - 200kVAr

-   Kích thước: 700x500x250mm đến 800x600x300mm Tủ bù tự động giá rẻ TBK-A
-   Công suất: 20kVAr - 30kVAr - 40kVAr - 50kVAr - 60kVAr - 80kVAr - 90kVAr - 120kVAr - 125kVAr
-   Ứng dụng: Phù hợp cho các xưởng công xuất nhỏ từ 40kW - 250kW, chi phí đầu tư thấp, dễ lắp đặt.

Tủ tụ bù Tự động Tiêu chuẩn:
Tủ tụ bù tiêu chuẩn
Tủ điện tụ bù TBK-A công suất từ 20kvar - 150kVAr

-   Kích thước: 1000x700x350mm đến 1800x1100x700mm.
-   Công suất: 60kVAr - 90kVAr - 120kVAr - 150kVAr - 180kVAr - 200kVAr - 240kVAr - 300kVAr - 320kVAr - 400kVAr - 480kVAr - 600kVAr đến 1200kVAr.
-   Công suất lắp đặt theo yêu cầu.
 
Tư vấn giải pháp, lắp đặt tủ tụ bù:
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy có nhiều đơn vị lắp đặt tủ tụ bù chỉ chú ý đến mục đích trước mắt là tăng hệ số công suất cosφ để không bị phạt tiền điện theo quy định của ngành Điện lực. Do đó họ thường chỉ chú trọng đến tổng công suất bù của tủ (ví dụ tủ bù 100kVAr, 150kVAr, 300kVAr,...) mà không chú ý đến các yếu tố kỹ thuật khác để tủ vận hành được hiệu quả, độ bền cao, tối ưu khả năng bù như số cấp bù tự động, bù nền, thông số thiết bị aptomat, contactor, tụ bù phải tương thích với nhau, sử dụng tụ bù khô hay tụ bù dầu, điện áp 415V hay 440V,... Như vậy không thể đạt được hiệu quả tối ưu từ việc đầu tư kể cả ngắn hạn và lâu dài. Bên cạnh đó bù công suất phản kháng là một giải pháp không chỉ nâng cao cosφ (cos phi) mà còn giảm tổn thất năng lượng trong hệ thống, ổn định chất lượng điện, tăng tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí đầu tư máy biến áp, thiết bị và dây dẫn,...
Có nhiều phương pháp bù công suất phản kháng, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu chọn giải pháp không phù hợp có thể gây ra tác hại không mong muốn như: khó khởi động động cơ, tổn hại máy biến áp, tổn thất nhiều điện năng trong hệ thống, gây ra hiện tượng quá áp làm giảm tuổi thọ thiết bị; không tiết kiệm được chi phí đầu tư cho máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ với cùng một phụ tải,... vui lòng xem bài viết công suất phản kháng.

V. Tủ điện chiếu sáng
Tủ điện chiếu sáng chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, sân bóng, siêu thị…
Tủ điện điều khiển chiếu sáng công cộng, ngoài trời
Tủ điện điều khiển chiếu sáng công cộng, ngoài trời

Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, Vi điều khiển. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp.

Dtech thiết kế và lắp ráp các loại tủ điện chiếu sáng:

Loại 1 - Tủ điện chiếu sáng Timer: sử dụng Timer để đặt thời gian bật / tắt bóng đèn.
Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.
Cài đặt thông số hoạt động bằng cách đặt giờ Timer, chiết áp.
Dùng được cho 3 kiểu hệ thống chiếu sáng:
- Hệ thống chiếu sáng bật / tắt tất cả các bóng đèn 100% công suất, 2 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt xen kẽ 1/2 số bóng đèn 100% công suất, 3 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt tất cả các bóng đèn với 2 chế độ sáng 100% công suất hoặc một phần công suất (chế độ sáng yếu), 3 khoảng thời gian trong ngày.
Cho phép cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày, thay đổi được bằng cách đặt lại hẹn giờ của Timer. Ví dụ:
- Từ 0h - 6h: bật 1/2 số bóng đèn (bật / tắt xen kẽ) hoặc sáng yếu (đối với bóng đèn cho phép điều chỉnh công suất).
- Từ 6h - 18h: tắt tất cả các bóng.
- Từ 18h - 24h: bật tất cả các bóng.

Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp.
- Thao tác vận hành đơn giản.

Nhược điểm:
- Không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp.
- Không cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.
- Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Loại 2 - Tủ điện chiếu sáng PLC: sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm.
Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.
Cài đặt thông số hoạt động thông qua phím chức năng.
Chi phí đầu tư trung bình.

Ưu điểm:
- Cài đặt chế độ hoạt động linh hoạt theo thời gian và công suất của đèn.
- Tự động thay đổi chế độ sáng theo mùa.
- Ngoài điều khiển đèn chiếu sáng có thể điều khiển hệ thống đèn trang trí nhiều màu sắc.
- Có nhiều đầu ra cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.

Nhược điểm:
- Cần có hỗ trợ kỹ thuật khi cài đặt thông số điều khiển.
- Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Loại 3 - Tủ điện chiếu sáng truyền thông: sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm, có module truyền thông, phần mềm để giám sát và điều khiển từ trung tâm.
Được sử dụng cho các hệ thống chiếu sáng hiện đại.
Các chức năng tương tự như tủ chiếu sáng PLC ngoài ra được tích hợp module truyền thông và phần mềm giám sát từ xa. Tại phòng điều khiển trung tâm có thể giám sát trạng thái hoạt động, điều khiển thông qua giao diện phần mềm trên máy tính. 

Chi phí đầu tư cao.
Tủ điện chiếu sáng do Dtech chế tạo có dòng định mức từ 20 ÷ 200A, thậm chí cao hơn tùy theo yêu cầu. Tủ có bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Thiết bị lắp ráp tủ điện chiếu sáng là của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Schneider, LS, Siemens... đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ lâu dài.

Ứng dụng:
Tủ điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động…

VI. Tủ điện điều khiển
Tủ điện điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) dùng để điều khiển và bảo vệ động các động cơ, máy bơm.., có công suất lớn. Có các phương thức khởi động, điều khiển tùy thuộc vào loại động cơ và yêu cầu của khách hàng như là: khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, biến tần…  Tủ điền khiển động cơ có thể gồm các thành phần chính: Bộ điều khiển trung tâm PLC, Thiết bị đóng cắt MCCB/MCB, Relay, Timer, Bộ biến tần (Inverter), Khởi động mềm (Soft Starter), hay bộ khởi động sao - tam giác.
Tủ điện điều khiển
Tủ điều khiển động cơ

Một số phương pháp khởi động động cơ:

1. Khởi động cứng:
Thường ứng dụng cho những động cơ có công suất nhỏ (<10kW), phương pháp khởi động sao/tam giác. Phương pháp này có ưu điểm: giá thành rẻ, dễ kiểm tra, hoạt động ổn định. Nhược điểm: thường dùng cho động cơ có công suất thấp, dòng khởi động hạn chế không được lớn, đối với những động cơ có công suất cao thì chỉ áp dụng khi nguồn điện cung cấp khỏe.

2. Khởi động mềm:
Thường ứng dụng đối với loại động cơ công suất lớn và nguồn điện cung cấp yếu. Tủ thường sử dụng các thiết bị khởi động mềm của 1 số hãng uy tín. Tủ điều khiển động cơ bằng khởi động mềm có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghiệp, giúp tiết kiệm điện năng rất lớn, tăng tuổi thọ làm việc của động cơ hoạt động và không ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong lưới điện khi động cơ vận hành. Ứng dụng này rất có giá trị để điều khiển điện áp đặt vào động cơ, sẽ giảm dòng khởi động xuống còn 1,5 ÷ 3 lần dòng định mức phụ thuộc vào chế độ tải vì khi động cơ được đóng trực tiếp vào lưới điện, dòng khởi động của động cơ không đồng bộ sẽ rất lớn từ 5 ÷ 8 lần dòng định mức. Loại này có giá thành cao hơn so với khởi động cứng.

3. Khởi động dùng biến tần:
Phương án này có đầy đủ các ưu điểm của khởi động mềm, ngoài ra có thể thay đổi tốc độ động cơ. Ưu điểm tiết kiệm điện năng, tận dụng tối đa công suất làm việc. Khởi động bằng biến tần giúp ổn định điện áp, tránh gây sụt áp cho các thiết bị điện khác. Bảo vệ động cơ khi ngắn mạch, quá tải, mất pha, điện áp cao thấp. Giúp động cơ bền bỉ tăng tuổi thọ cho động cơ.

Ứng dụng
Tủ điều khiển động cơ dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm,...

VII. Vỏ tủ điện
Vỏ tủ điện dùng để chứa các thiết bị điện như Aptomat, cầu dao, biến thế, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển...vvv ở trong nhà máy cũng như các công trình dân dụng. Vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn công nghiệp, cũng thường được gọi là vỏ tủ điện công nghiệp. Loại vỏ tủ thông thường có dạng hình chữ nhật, có 1 hoặc 2 lớp cánh, thường cánh trong vỏ tủ điện 2 lớp cánh hoặc cánh tủ 1 lớp được khoét lỗ để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị...
 Vỏ tủ điện, vỏ tủ điện công nghiệp
Vỏ tủ điện công nghiệp

Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, tòa nhà, bệnh viện, sân bay,... giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện.

Vỏ tủ điện thường có các loại sau:
1/ Vỏ tủ điện trong nhà: là loại vỏ tủ điện có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.
2/ Vỏ tủ điện ngoài trời: có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước.
3/ Vỏ tủ điện đặc biệt: sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao (Inox), gioăng chống nước,... theo các nhu cầu sử dụng đặc biệt.
 
Một số loại vỏ tủ điện theo tiêu chuẩn và kích thước thông dụng được sản xuất hàng loạt đáp ứng thời gian thi công nhanh, chi phí thấp như: 

Vỏ tủ điện trong nhà sơn tĩnh điện:
Kích thước: Cao 210mm ÷ 1600mm, Rộng 160mm ÷ 800mm, Sâu 100mm ÷ 400mm.
Đặc điểm: Vỏ tủ 1 lớp cánh, bắt thiết bị bằng thanh gá hoặc panel, thép sơn tĩnh điện màu ghi sáng, đặt trong nhà.
Tình trạng: Có sẵn hàng.
 Vỏ tủ điện, vỏ tủ điện công nghiệp
 Vỏ tủ điện trong nhà, bắt panel
 
Vỏ tủ điện ngoài trời sơn tĩnh điện:
Kích thước: Cao 210mm ÷ 1600mm, Rộng 160mm ÷ 800mm, Sâu 100mm ÷ 400mm.
Đặc điểm: Vỏ tủ 1 lớp cánh, bắt thiết bị bằng thanh gá hoặc panel, thép sơn tĩnh điện màu ghi sáng, đặt ngoài trời.
Tình trạng: Có sẵn hàng.
Vỏ tủ điện, vỏ tủ điện công nghiệp
Vỏ tủ điện ngoài trời, bắt panel
 
Đối với Tủ điện loại kích thước nhỏ dưới 1000mm, thường dùng loại vỏ tủ bắt thiết bị bằng panel rất tiện cho việc lắp đặt các thiết bị nhỏ như aptomat MCB, contactor, cầu chì, rơ le, bộ điều khiển,...
Đối với Tủ điện kích thước lớn chủ yếu lắp aptomat MCCB thường dùng vỏ tủ bắt thanh gá để giảm giá thành.
Vỏ tủ điện sản xuất hàng loạt chỉ đáp ứng được các yêu cầu lắp đặt đơn giản, chi phí thấp, phần lớn là các tủ nhỏ, tủ treo tường trong các công trình và nhà xưởng nhỏ. Các tủ điện công suất lớn đòi hỏi kiểu dáng phức tạp, vỏ tủ điện nhiều khoang, nhiều ngăn, tôn dầy tới 2mm, 2 lớp cánh, có ô mica,... cần phải đặt hàng sản xuất.

Sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp:
Kích thước: theo yêu cầu.
Đặc điểm: theo yêu cầu.
Tình trạng: Đặt hàng 5-7 ngày. Thời gian sản xuất có thể lâu hơn tùy theo đơn hàng.
 Vỏ tủ điện sơn tĩnh điện, vỏ tủ điện công nghiệp
 Vỏ tủ điện ngoài trời,Vỏ tủ điện đặt hàng sản xuất theo yêu cầubắt panel

Vỏ tủ điện công nghiệp sản xuất theo yêu cầu thường được dùng cho một số loại tủ điện:
 
Tủ điện phân phối
Tủ điện ATS
Tủ điện bù công suất phản kháng
Tủ điện chiếu sáng
Tủ điện điều khiển
Nguồn: dtech.vn

Vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Liên hệ mua hàng:

Cung Cấp Thiết Bị

Vòng bi SKF

Vòng bi SKF

Công ty CP Khoa học và Công nghệ năng lượng xin kính chào quý khách. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại vòng bi , gối đỡ ,xích công nghiệp. Chúng tôi được các chuyên gia hàng đầu của các hãng như NSK- SKF- FAG – Nachi – Asahi, hướng dẫn huấn luyện, đào tạo chuyên sâu về các loại vòng bi ,Với chúng tôi chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian giao hàng nhanh ,và các chế độ sau bán hàng luôn là trên hết.

Thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt

Gồm: Thiết bị điện LS; Thiết bị điện Mitsubishi; Thiết bị điện Schneider; Thiết bị điện Hyundai; Thiết bị điện CHINT.

Tủ điện - TMC

Tủ điện - TMC

Gồm: Tủ điện Hạ thế, Tủ điện Phân phối, Tủ ATS, Tủ tụ bù, Tủ điện Chiếu sáng, Vỏ tủ điện,...

Thiết bị bù CSPK

Thiết bị bù CSPK

Bao gồm: Tụ bù hạ thế; Tụ bù SAMWHA - Hàn Quốc; Tụ bù EPCOS - Ấn Độ; Tụ bù MIKRO - Malaysia; Tụ bù SHIZUKI - Nhật Bản; Tụ bù NUINTEK - Hàn Quốc; Tụ bù Ducati - Ý; Bộ điều khiển tụ bù; Cuộn kháng lọc sóng hài.